Doanh nghiệp nhỏ, đầu tư vào quản lý có cần thiết hay không?
Hơn 96% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vậy điều quan tâm lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp nhỏ là gì?
1. Bán hàng:
Bán hàng là nguồn sống huyết mạch của doanh nghiệp, nó tạo ra được thu nhập để duy trì và phát triển cho doanh nghiệp. Bởi thế nên bán hàng luôn là điều được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất, nhưng liệu bán hàng có phải là tất cả?
Nhiều doanh nghiệp tập trung vào xây dựng và phát triển đội ngũ bán hàng nhưng thiếu sự quan tâm đồng bộ về các hoạt động khác như phát triển sản phẩm, dịch vụ khách hàng, quản trị,… Dẫn đến một hệ quả tất yếu là sau một thời gian bán hàng thì công việc lại bị quá tải cho chính chủ doanh nghiệp – người quản lý.
Những doanh nghiệp khởi nghiệp thì luôn phải tập trung vào bán hàng để duy trì được nguồn sống của doanh nghiệp, nhưng sự thiếu hụt về nhân sự dẫn đến khi tới một lúc lượng bán hàng tăng lên thì lượng công việc tăng lên và bị quá tải.
2. Phát triển sản phẩm & dịch vụ:
Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và dịch vụ của chính doanh nghiệp chính là cách tạo ra được sự phát triển bền vững và giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Có khá nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm tới việc bán hàng thế nào để tăng lợi nhuận nhưng không quan tâm đến sản phẩm đó là gì, nó như thế nào và nó ảnh hưởng thế nào đến thị trường, đến khách hàng và cả đến chính bản thân doanh nghiệp đó.
Chính vì sự bỏ qua về yếu tố sản phẩm và dịch vụ nên họ chỉ phát triển theo dạng lướt ván trên thị trường, nhưng sự phát triển ấy không bên vững và không tạo giá trị cho đất nước.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp chính là những doanh nghiệp chú trọng nhiều đến sự phát triển sản phẩm & dịch vụ của họ. Nhưng cũng chính vì chi phí hạn hẹp nên việc phát triển đồng bộ các mảng còn lại thường không được chú trọng.
3. Chăm sóc khách hàng
Có sản phẩm rồi, bán hàng tốt rồi nhưng nếu bạn không thực sự quan tâm đến khách hàng của mình thì khách hàng cũng sẽ bỏ bạn mà đi đến những nơi khác họ được coi trọng hơn.
Đây cũng là một trong những việc mà doanh nghiệp Việt Nam đang còn thiếu sót rất nhiều, họ không có sự đầu tư và quan tâm đúng mực cho vấn đề này.
Họ thường quan tâm và chú trọng tới việc tìm kiếm khách hàng mới hơn là duy trì những khách hàng cũ, bởi vì đầu tiên là do họ chưa quan tâm đúng mức, thứ hai họ chưa tìm được phương án tối ưu, thứ ba là nhìn vào chi phí quá lớn của các hệ thống chăm sóc khách hàng.
4. Quản trị
Đây chính là điều mà doanh nghiệp Việt Nam yếu kém nhất, thực tế doanh nghiệp chỉ chú trọng tới bán hàng, sản phẩm dịch vụ nhiều hơn so với việc đầu tư vào quản trị.
Lý do đầu tiên: vì nguồn lực hạn chế nên việc kiêm nhiệm trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là tất yếu, chính từ điều đó người chủ doanh nghiệp ít có thời gian đầu tư vào quản trị.
Thứ hai: cũng chính vì sự thiếu hụt về tài chính nên nhân sự cũng ít, thời gian đầu doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý nên không đến mức là quan tâm tới việc phải đầu tư vào quản trị.
Thứ ba: lượng khách hàng chưa nhiều, chính từ việc này dẫn đến doanh thu và lượng công việc không quá nhiều nên chủ doanh nghiệp thực sự không đầu tư và chú trọng tới việc phát triển quản trị và định hướng.
Thứ tư: cách làm truyền thống với giấy tờ, excel, không có quy trình thấy gì làm đó, tới đâu hay tới đó đã làm lu mờ đi các việc khác của chính chủ doanh nghiệp.
Vậy nếu bạn là một trong số doanh nghiệp trên thì giải pháp và định hướng của bạn thế nào? Bạn có gặp phải những vấn đề khó khăn trong công việc hay chưa